Đội ngũ trẻ rất giỏi, nhưng việc quan trọng sao cuối cùng cũng đến tay sếp?

Mang trong mình tinh thần doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp luôn muốn mở rộng kinh doanh, luôn nhìn thấy cơ hội có thể khai thác. Như một đàn anh, người thầy với thế hệ trẻ, lãnh đạo thấy khả năng học hỏi rất nhanh của đội ngũ lãnh đạo trẻ kế cận. Những dự định sẽ trao những mảng đang khai thác cho quản lý mới, trao những cơ hội mới cho các bạn thực sự rất gây cảm hứng.

Tuy nhiên, hiện thực ở nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi kinh doanh khó khăn, hầu hết công việc lại dồn lên vai lãnh đạo. Đó là những xoay sở trong việc tìm kiếm khách hàng, tối ưu hóa vận hành trong kinh tế khó khăn. Vậy đâu là điểm mà các quản lý trẻ còn thiếu? Điểm rất rõ đó là kinh nghiệm và kiến thức còn thiếu. Một số lãnh đạo đi sâu hơn sẽ nhìn thấy đó là các bạn không nhìn rộng được việc vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, sự cam kết – dấn thân của anh em. Điều đó dẫn tới trong thời bình còn ổn, nhưng khi sang thời khó khăn hoặc thực hiện những đổi mới lớn là gặp khó.

Nhiều quản lý nói do vấn đề lãnh đạo không dám trao quyền để anh em rèn luyện. Các bạn nhân sự (HR) nói rằng công ty không có văn hóa học tập, nên không có chương trình phát triển lãnh đạo xuyên suốt. Một số người mạnh dạn hơn nói rằng công ty không có chiến lược để phát triển lãnh đạo kế cận.

Tất cả đều đúng, nhưng không phù hợp. có một thực tại với doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn lực hạn chế, nên nếu bê một chiến lược hay khung phát triển lãnh đạo lớn vào đều không có người có thể thực thi và ngân sách phù hợp.

Bài viết này liệt kê ra 04 việc lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể làm với ngân sách và thời gian nhỏ:

  1. Xây dựng hoạt động học tập liên tục cho đội ngũ quản lý, lãnh đạo áp dụng hiệu ứng hòn tuyết lăn và hiệu ứng mạng.
  2. Tạo điều kiện để quản lý trẻ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm ở phạm vi ngày một rộng.
  3. Lập chương trình đào tạo gắn liền với công việc một cách liên tục.
  4. Hoạch định lãnh đạo kế cận dài hạn.

Sau đây chúng ta sẽ đi chi tiết từng phần.

Phần 1: Xây dựng hoạt động học tập liên tục cho đội ngũ quản lý, lãnh đạo áp dụng hiệu ứng hòn tuyết lăn và hiệu ứng mạng.

  1. Lãnh đạo nhìn đó là một vấn đề (ngọn lửa) trong phát triển doanh nghiệp và cam kết dành lượng thời gian và ngân sách nhất định dù nhỏ. Để bắt đầu chỉ cần bản thân lãnh đạo và một vài cá nhân đích thân làm gương
  2. Tham gia chương trình đào tạo mà hành vi của lãnh đạo thay đổi, có những áp dụng cụ thể, có những thay đổi vào trong hướng dẫn và quy trình của công ty để từ đó các quản lý nhìn thấy sự hữu ích (ví dụ như ngũ hành hằng tuần của chương trình phát triển lãnh đạo NeoManager: áp dụng một kỹ thuật, đặt một câu hỏi, học một khóa e-learning, tham gia một phiên với chuyên gia, chia sẻ cho người khác)
  3. Tạo điều kiện để một số rất ít quản lý tích cực và cam kết tiếp tục được tham gia chương trình như của lãnh đạo để lan rộng và thậm chí gây áp lực ngược lại cho các quản lý và lãnh đạo, từ đó chuẩn hóa cách thức làm việc của quản lý và ban lãnh đạo cũng như tối ưu hóa quy trình, hướng dẫn làm việc

Phần 2: Xây dựng hoạt học tập liên tục cho đội ngũ quản lý, lãnh đạo áp dụng hiệu ứng hòn tuyết lăn và hiệu ứng mạng.

  1. Thành lập các dự án có thời hạn cụ thể như là chủ một mục tiêu (KR Owner) của công ty
  2. Giao cho quản lý có nhiệt huyết, có tham vọng và có tố chất
  3. Kèm cặp và huấn luyện thường xuyên ví dụ như hằng tuần để bạn thành công và tích lũy kinh nghiệm

Phần 3: Lập chương trình đào tạo gắn liền với công việc một cách liên tục

Dựa vào khung năng lực của nhà quản lý ví dụ có thể tham khảo khung của NeoManager để chia thành các mức khác nhau.

KHUNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NEOMANAGER

1.     Học tập và tạo dụng tri thức – thể hiện khả năng phát triển nhận thức mới, kiến thức và kỹ năng bằng nhiều cách thức khác nhau; thu thập và sử dụng thông tin, tri thức một cách hiệu quả.

2.     Quản lý bản thân – nhận thức rõ ràng về trách nhiệm, tự tin, tự kiểm soát cảm xúc, liêm chính và trung thực; đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân; tự phát triển bản thân; thể hiện sự tự tin; có thể làm việc bền bỉ đối với một mục tiêu; quản lý thời gian hiệu quả.

3.     Giao tiếp hiệu quả – thuyết trình rõ ràng và hiệu quả cho các cá nhân và nhóm; lắng nghe người khác; có thể phê bình và hiểu thông tin được viết bởi người khác; sử dụng kể chuyện để nâng cao hiệu quả giao tiếp.

4.     Giải quyết vấn đề và ra quyết định – nhận biết và xác định vấn đề; phân tích thông tin liên quan; khuyến khích các giải pháp và kế hoạch thay thế để giải quyết vấn đề; có thể quyết định và phản hồi nhanh chóng và đưa ra quyết định khó khăn khi cần thiết

5.     Năng lực liên cá nhân và xây dựng mối quan hệ – hòa nhập với con người xung quanh, tương tác hiệu quả với người khác; xem xét và phản hồi phù hợp với nhu cầu, cảm xúc và khả năng của người khác; tìm kiếm thông tin phản hồi và chính xác đánh giá tác động lên người khác; cung cấp thông tin phản hồi hữu ích; xây dựng niềm tin với người khác; Xây dựng mạng lưới làm việc chuyên nghiệp.

6.     Lãnh đạo và Huấn luyện – mô hình hóa và khuyến khích các tiêu chuẩn cao về đạo đức; phong cách lãnh đạo có thể thích ứng để phù hợp các tình huống và con người khác nhau; trao quyền, thúc đẩy, hướng dẫn và huấn luyện người khác; thúc đẩy động lực, định hướng, truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng để hiện thực hóa mục tiêu chung.

7.     Quản lý nguồn lực – xác định, tổ chức, lập kế hoạch và phân bổ tài nguyên; thể hiện nhận thức về nguồn lực kỹ thuật; biết làm thế nào để áp dụng các nguồn lực để đạt được kết quả mong muốn.

8.     Văn hóa tổ chức – công nhận giá trị của văn hóa, dân tộc, giới tính và khác sự khác biệt cá nhân; cung cấp cơ hội việc làm và phát triển cho lực lượng lao động đa dạng.

9.     Làm việc nhóm, cộng tác và quản lí xung đột – thể hiện và thúc đẩy hợp tác, giao tiếp và đồng thuận giữa các cá nhân và nhóm; xây dựng nền tảng cho nhóm cộng tác hiệu quả; dự đoán và tìm cách giải quyết các bất đồng, khiếu nại và xung đột một cách xây dựng.

10.  Thương lượng và thuyết phục- sử dụng hợp lý cách thức đàm phán, thuyết phục và sự dụng thẩm quyền khi làm việc với những người khác để đạt được mục tiêu;

11.  Quản lý hiệu suất – đảm bảo hệ thống hiệu quả cho việc lựa chọn, bố trí công việc, phát triển, đánh giá hiệu suất, ghi nhận và xử lý kỷ luật nhân sự; thúc đẩy quan hệ lao động tích cực và phúc lợi của nhân viên.

12.  Lập kế hoạch và Đánh giá hoạt động – thiết lập các chính sách, hướng dẫn, kế hoạch và ưu tiên; kế hoạch và phối hợp với những người khác; sắp xếp các nguồn lực cần thiết; theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả; nâng cao hiệu quả và hiệu quả tổ chức.

13.  Tư duy dịch vụ hướng về khách hàng – tích cực tìm kiếm sự thấu hiểu đối với khách hàng; thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; liên tục tìm cách cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm và quy trình để đạt và vượt mức độ kì vọng của khách hàng.

14.  Kiểm soát quản lý – đảm bảo tính toàn vẹn của các quy trình tổ chức; thúc đẩy nâng cao tiêu chuẩn đạo đức và các phương thức làm việc.

15.  Quản lý tài chính và ngân sách – hiểu quy trình phân bổ ngân sách; chuẩn bị và điều chỉnh ngân sách; theo dõi chi phí; quản lý tỷ lệ lãi / lỗ khi cần thiết.

16.  Quản lý Công nghệ – cập nhật về công nghệ mới; áp dụng mới công nghệ cho nhu cầu tổ chức; đảm bảo nhân viên được đào tạo và có thể sử dụng công nghệ cần thiết cho công việc.

17.  Cải tiến và Đổi mới sáng tạo – đề xuất các biện pháp cải tiến liên tục; phát triển những hiểu biết mới và giải pháp mới lạ; nuôi dưỡng tinh thần đổi mới và thúc đẩy tư duy đổi mới ở người khác; suy nghĩ sáng tạo, có thể hình dung các khái niệm; sử dụng lý luận đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.

18.  Tầm nhìn – tạo ra tầm nhìn chung của tổ chức; thúc đẩy tinh thần sở hữu (ownership) rộng rãi trong tổ chức.

19.  Nhận thức về yếu tố bên ngoài – nắm bắt các thông tin về chính sách, ưu tiên, xu hướng và vấn đề chuyên biệt, sử dụng thông tin này trong việc đưa ra quyết định; xem xét tác động của các yếu bên ngoài tới việc giao tiếp, quyết định hoặc hành động.

20.  Tư duy và hoạch định chiến lược – ủng hộ và tham gia chiến lược lập kế hoạch để xác định và đạt được các mục tiêu của tổ chức; sử dụng các công cụ để quản trị chiến lược của tổ chức.

21.  Tư duy hệ thống và linh hoạt nắm bắt các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau trong hệ thống phức tạp; thích nghi với sự thay đổi trong môi trường làm việc biến động và bất định; ứng phó hiệu quả với áp lực, bối cảnh phức tạp và sự mơ hồ.

22.  Dẫn dắt thay đổi – dẫn dắt các nỗ lực chuyển đổi và thay đổi; là nhân tố khuyến khích tích cực các công cuộc thay đổi của tổ chức.

23.  Năng lực kỹ thuật dành riêng cho công việc – kiến thức, kỹ năng, và khả năng sử dụng các phương pháp và thủ tục kĩ thuật thích

24.  Năng lực kỹ thuật nghề nghiệp – thể hiện kiến ​​thức, kỹ năng, và các khả năng cần thiết trong nghề nghiệp hiện tại (ví dụ: kỹ sư, nhân sự chuyên nghiệp, luật sư, y tá, v.v.) và luôn cập nhật những thay đổi và sự phát triển trong nghề nghiệp.

25.  Năng lực kỹ thuật ngành – thể hiện kiến ​​thức, kỹ năng, và các khả năng cần thiết trong lĩnh vực hoạt động (ví dụ: sản xuất, khách sạn, dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, vv) và luôn cập nhật những thay đổi và phát triển trong ngành.

Ở một số công ty làm việc thiên về dự án thì lộ trình có thể theo Hình 1.

lo-trinh-quan-ly-cua-cong-ty-thien-ve-du-an

Lộ trình quản lý của công ty thiên về dự án

Ở mỗi mức có thể lựa chọn một nhóm năng lực phù hợp để trau dồi và rèn luyện. Tại Trường Quản trị Hiếu Liêm, chúng tôi có giải pháp:

Các khóa học tôi nếu ra đây để lãnh đạo có thể tham khảo về nội dung và năng lực tương ứng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên tạo các chương trình phát triển lãnh đạo liên tục như chương trình mà chúng tôi tổ chức cho nội bộ là Agilead Business Consortium.

Mục tiêu:  Phát triển đội ngũ lãnh đạo

·       Chia sẻ, truyền kinh nghiệm (giữa các quản lý -lãnh đạo đơn vị) về các vấn đề, thực tiễn trong Kinh doanh tại Agilead

·       Tổ chức các hoạt động tăng tương tác và kết nối được đội ngũ lãnh đạo

Đối tượng: 

·       Giám đốc/Phó giám đốc + Trưởng phòng/Ban của HO; BOM

·       Có nhu cầu tham dự và có kế hoạch cùng xây dựng ABS

Thời lượng:  8 tháng

Cơ chế hoạt động:

·       Retreat ( 02 cuộc / năm) do các đơn vị lần lượt đăng cai tổ chức

·       Học nhóm (Mentor-mentee) 

·       Nhóm các Mentee (tối đa 5 mentee) học cùng nhau duy trì từ đầu đến hết chương trình

·       Kèm cặp: 1 Mentor được phân công kèm cặp ( hỗ trợ giải đáp, gợi ý tài liệu hoặc đặt câu hỏi- ra đề bài cho Mentee)  và hỗ trợ tối đa 2 Mentee.  <Mentee không hỏi thì Mentor hỏi ngược lại.>

·       Online Seminar/ Talk  mỗi tháng 1 phiên (90 phút) ( Ai quan tâm thì tham dự) Người tham gia có trách nhiệm đăng ký tham gia – Các nhóm học tập được phân công phụ trách tổ chức Seminar theo cơ chế xung phong/ random.

Câu lạc bộ hạt nhân ABS: Những nhân tố keys để ủn các hoạt động nhóm . Cafe 2 tuần/ lần hoặc ăn trưa

Và dĩ nhiên có thêm phần định kỳ gửi các quản lý đi tham gia các chương trình ngắn hạn 1-2 ngày để bổ sung những kỹ năng cần thiết cho công việc.

Việc các quản lý tham gia vào việc học tập không đơn thuần là trau dồi kỹ năng cho chính họ, mà từ việc các quản lý đóng góp vào sự thành công chung của chương trình, chăm lo cho các thành viên khác cũng là cơ hội để lãnh đạo phát hiện, hỗ trợ cho lãnh đạo kế cận.

Phần 4: Hoạch định lãnh đạo kế cận dài hạn

Như một phễu để nuôi dưỡng các quản lý, lãnh đạo có thể làm một file Excel để lưu trữ những lãnh đạo trẻ tiềm năng, lãnh đạo đang thử việc, lãnh đạo kế cận, … để hoạch định việc giao những thử thách và tích lũy kinh nghiệm ở những nhiệm vụ và vị trí khác nhau như hình dưới.

Với bốn việc bao gồm xây dựng hoạt học tập liên tục cho đội ngũ quản lý, lãnh đạo, tạo điều kiện để quản lý trẻ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm ở phạm vi ngày một rộng, lập chương trình đào tạo gắn liền với công việc một cách liên tục và hoạch định lãnh đạo kế cận dài hạn ít tốn nguồn lực, không cần một bộ phận nhân sự hay LnD xuất sắc doanh nghiệp là điểm bắt đầu để lãnh đạo có thể gây dựng đội ngũ nhiệt huyết, kinh nghiệm và năng lực để phát triển và mở rộng công ty. Nhưng, như câu nói của người xưa “hành trình vạn dặm bắt đầu bằng bước chân nhỏ”, điểm đầu tiên lãnh đạo nên bắt đầu đó là gây dựng văn hóa học tập cho mình và đội ngũ quản lý nhiệt huyết nhất.

Tác giả: Phạm Anh Đới

Bài viết liên quan:

Khóa học liên quan:

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *