Phương pháp Agile Learning nào phù hợp với nhóm đào tạo của bạn?

Các nhóm L&D đã thực sự bắt đầu chú ý đến lợi ích của Agile. Nhưng khen ngợi và thực sự bắt tay vào triển khai các phương pháp thực hành Agile là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Nếu bạn đã từng nghĩ đến việc áp dụng Agile vào nhóm đào tạo, thì đây sẽ là một bản hướng dẫn hữu ích với bạn. Bạn sẽ tìm hiểu chi tiết về các mô hình Agile phổ biến, bao gồm cả những mô hình được xây dựng dành riêng cho thiết kế học tập và các nhóm dự án đào tạo. 

Vì vậy, cho dù bạn đang muốn thay đổi các quy trình hiện có để có cách tiếp cận linh hoạt hơn hay bạn muốn thực hiện một cuộc đại tu về phương thức làm việc hoàn toàn mới, thì qua bài viết này bạn sẽ tìm được một mô hình phù hợp với bạn và nhóm của bạn. 

Mô hình xấp xỉ liên tiếp (Successive Approximation Model – SAM)

Tại sao nó hiệu quả:

Mô hình xấp xỉ liên tiếp do Allen Interactions phát triển, cung cấp phiên bản Agile của các mô hình truyền thống như ADDIE. Nó nhấn mạnh sự lặp lại, hợp tác và hiệu quả để khắc phục những nỗi đau chung của các nhóm đào tạo.

SAM sử dụng quy trình ADDIE và cố gắng điều chỉnh lại các quy trình thiết kế giảng dạy tương tự với phương pháp lặp lại theo tinh thần Agile.

Quá trình:

SAM 1

Đây là phiên bản cơ bản hơn trong 2 mô hình và rất lý tưởng để áp dụng cho các khóa học nhỏ hơn hoặc khi cần cập nhật nhanh khóa học. Quy trình này kết hợp các bước mà bạn đã quen thuộc nhưng sắp xếp chu trình công việc lặp lại nhiều lần hơn.

Quy trình ba bước đơn giản này nên được sử dụng lặp lại để toàn bộ nhóm cảm thấy hài lòng rằng mình đã tìm thấy giải pháp tốt nhất tại mỗi bước của dự án.

mo-hinh-sam-1

Mô hình Sam 1

SAM 2

Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng cách tiếp cận trên hơi đơn giản đối với một số dự án đào tạo quan trọng hơn. Đối với những tình huống phức tạp hơn, SAM2 sẽ có cơ hội phát huy tác dụng.

Với SAM2, có 08 bước được chia thành ba giai đoạn của dự án. Các bước vẫn giữ được đặc trưng lặp lại của SAM1, trong khi cung cấp nhiều cấu trúc hơn cho dự án tổng thể.

SAM2 bao gồm 08 bước lặp lại theo ba giai đoạn dự án chính:

1. Chuẩn bị

  • Thu thập thông tin
  • Bắt đầu nghiên cứu (savvy start)

Giai đoạn chuẩn bị này được thiết kế để diễn ra nhanh chóng vì thay đổi có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện hoặc khi cần thiết.

2. Thiết kế lặp lại

giai-doan-thiet-ke-lap-lai-trong-sam-2

Giai đoạn thiết kế lặp lại trong Sam 2

  • Lập kế hoạch dự án
  • Thiết kế bổ sung

3. Phát triển lặp lại

giai-doan-phat-trien-lap-lai-trong-sam-2

Giai đoạn phát triển lặp lại trong Sam 2

  • Thiết kế thử nghiệm
  • Alpha

Đây là phiên bản đầu tiên của khóa học được hoàn thiện đầy đủ.

  • Beta

Đây là phiên bản cuối cùng của khóa học được sửa đổi dựa trên phản hồi và đánh giá ở giai đoạn Alpha.

  • Gold

Khóa học giờ đây đã sẵn sàng để phát hành chính thức.

Trong mỗi giai đoạn này, việc thử nghiệm, phản hồi và vòng lặp được lặp đi lặp lại để đảm bảo những ý tưởng, bối cảnh và thiết kế tốt nhất được đưa ra và phát triển ngay từ đầu.

Ưu điểm của SAM Nhược điểm của SAM
Liên tục có cơ hội để phản hồi Ít tập trung vào rủi ro của dự án so với các mô hình khác
Linh hoạt để thay đổi nhanh chóng Ý kiến ​​đóng góp của tất cả thành viên trong nhóm có thể khiến nhóm bị quá tải và kém hiệu quả
Tinh thần cộng tác cao và cấu trúc phẳng Tính chất lặp lại liên tục có thể làm giảm sự nhạy bén với lỗi sai của nhóm 
Ít tuyến tính và ít bị hạn chế hơn so với mô hình ADDIE
Phát triển nhanh chóng các nguyên mẫu dùng được
SAM1 lý tưởng cho các khóa học ngắn hoặc cập nhật khóa học sẵn có

Phát triển nội dung nhanh (Rapid Content Development – RCD)

Tại sao nó hiệu quả:

Còn được gọi là học trực tuyến nhanh (rapid e-learning), mô hình này bao gồm giai đoạn chuẩn bị, thiết kế lặp lại, các biểu mẫu có thể tái sử dụng và các công cụ hỗ trợ việc thực thi nhanh chóng.

Quá trình:

RCD có một số đặc trưng chung, bao gồm:

  • Dự án thiết kế khóa học kéo dài 2-3 tuần
  • Sử dụng các công cụ soạn thảo nhanh chóng
  • Chuyên gia về chủ đề phụ trách và viết nội dung nguồn
  • Thư viện biểu mẫu tiêu chuẩn để tạo khóa học

RCD đang trở thành một phương pháp rất phổ biến với các nhóm L&D, những người cần phương pháp thiết kế học tập “just-in-time”, những người phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia về chủ đề để xây dựng nội dung và những người cần tiêu chuẩn hóa thiết kế khóa học trong tổ chức.

Ưu điểm của RCD Nhược điểm của RCD
Giảm chi phí dự án Có thể không phải là một phương pháp tiếp cận đơn lẻ phù hợp đối với các dự án đào tạo phức tạp
Thời gian quay vòng nhanh Kiến thức thiết kế giảng dạy hạn chế của các chuyên gia về chủ đề có thể dẫn đến hiệu quả khóa học thấp hơn 
Đáp ứng các yêu cầu đào tạo thông qua phương pháp thiết kế học tập just-in-time Thư viện biểu mẫu khóa học chỉ cung cấp khả năng thiết kế hạn chế
Tận dụng tối đa giá trị của các chuyên gia về chủ đề 
Kiểm soát tốt hơn việc cập nhật các khóa học hiện có

Thiết kế đào tạo AGILE 

Tại sao nó hiệu quả:

AGILE là mô hình thiết kế giảng dạy kết hợp nhiều đặc điểm của Tuyên ngôn Agile và áp dụng trực tiếp vào quy trình thiết kế giảng dạy.

Quá trình:

Không giống như Agile Learning, AGILE là từ viết tắt của quy trình năm bước được thiết kế bởi Conrad Gottfredson, một nhà chiến lược đào tạo và lãnh đạo đầu ngành. Năm bước của mô hình thiết kế giảng dạy AGILE là:

  • Align – Điều chỉnh
  • Get set – Thiết lập
  • Iterate and implement – Lặp lại và thực thi
  • Leverage – Tận dụng
  • Evaluate – Đánh giá

1. Điều chỉnh

Trong giai đoạn “Điều chỉnh”, trọng tâm là xác định phạm vi và đánh giá nhu cầu kinh doanh để đảm bảo sản phẩm cuối đáp ứng yêu cầu. Bạn sẽ ước tính các nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án và thiết lập triết lý chiến lược của mình như một “mục tiêu luôn thay đổi”.

2. Thiết lập

Tiếp theo là quá trình ra quyết định nên diễn ra trước khi bắt đầu thiết kế khóa học, giai đoạn “Thiết lập” bao gồm:

  • Phân tích đối tượng của bạn
  • Tiến hành phân tích nhanh nhiệm vụ 
  • Xác định nhiệm vụ và vai trò

3. Lặp lại và thực thi

Theo Agile, sự lặp lại là cốt lõi của mọi thứ. Điều đó có nghĩa là nâng cao hiệu quả cho nhóm và tạo ra sản phẩm tốt hơn cho người dùng cuối. Trong giai đoạn “Lặp lại và thực thi”, việc thiết kế khóa học bắt đầu một cách nghiêm túc.

Các nhiệm vụ và cấu trúc quan trọng trong giai đoạn này bao gồm quản lý tải nhận thức (cognitive load), lặp lại phạm vi và thực thi theo giai đoạn. Ngoài ra, hãy phát triển một bản đồ luồng công việc và phát triển các cấp độ xếp tầng để hỗ trợ cho nhóm của bạn.

4. Tận dụng

Giai đoạn “Tận dụng” tập trung vào tối ưu tất cả các nguồn lực mà bạn có thể sử dụng, bao gồm các công cụ, con người và nghiên cứu. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân tích nhu cầu của nhóm bạn và tối ưu nguồn lực để đáp ứng nhu cầu.

5. Đánh giá

Để đánh giá sự thành công của thiết kế khóa học mà bạn đã hoàn thành, điều quan trọng là phải áp dụng chiến lược đo lường. Bao gồm cả việc đánh giá tổng hợp và đánh giá quá trình, đồng thời xem xét cẩn thận giai đoạn đánh giá trong thiết kế khóa học của bạn.

AGILE là một trong những phương pháp Agile Learning phức tạp hơn. Nhưng nó cũng là một trong những phương pháp có cấu trúc và phát triển nhất.

Ưu điểm của AGILE Nhược điểm của AGILE
Mở rộng phạm vi tác động của trải nghiệm học tập vượt ra ngoài các mục tiêu khóa học và hướng đến việc tạo ra tác động kinh doanh Mô hình và quy trình phức tạp nên đòi hỏi việc quản lý thay đổi một cách sâu rộng
Xác định thời điểm xuất hiện “nhu cầu học tập” mà L&D có thể mang lại giá trị cao nhất Cực kỳ cứng nhắc và riêng biệt
Chấp nhận thực tế của “thế giới thực” và giúp các nhóm đào tạo nắm bắt điều đó Không phù hợp với các khóa học cần triển khai nhanh
Cung cấp các quy trình được thiết kế để thích ứng với sự thay đổi

Phương pháp quản lý linh hoạt theo lô (Lot Like Agile Management Approach – LLAMA)

Tại sao nó hiệu quả:

Megan Torrance đã phát triển phương pháp này tại công ty giải pháp đào tạo của cô, TorranceLearning. Giống như tất cả các phương pháp Agile, LLAMA tập trung vào việc lặp lại nhanh chóng để tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường và chất lượng của sản phẩm cuối.

Quá trình:

Với phương pháp tiếp cận LLAMA, các chuyên gia học tập sẽ nhận ra những phần tốt nhất của một số phương pháp được yêu thích quen thuộc, bao gồm cả phương pháp ADDIE và phương pháp Lập bản đồ hành động (Action Mapping) của CAthy Moore. Nhưng Megan Torrance đã kéo toàn bộ quá trình trở lại để tập trung vào tổng thể dự án đào tạo, thông tin mà các nhóm dự án đào tạo cần để tạo ra các trải nghiệm học tập có giá trị một cách thành công và cách nhóm nên làm việc cùng nhau để hoàn thành mục tiêu của mình.

Ưu điểm của LLAMA Nhược điểm của LLAMA
Những thay đổi trong tất cả các khía cạnh của dự án đều được quản lý và kết hợp dễ dàng hơn Có thể cần phải thay đổi văn hóa đáng kể trong nhóm L&D
Một khóa học khả thi được phát hành sớm và được cải tiến nhanh chóng Có thể khó thực hiện nếu không có cam kết chung của tổ chức về Agile
Các quy trình và đầu ra không ngừng được cải tiến dựa trên quá trình học hỏi và phản hồi thực tế
Các lỗi trong giả định được xác định nhanh hơn và được sửa chữa
Ước tính chi phí và dòng thời gian dự án tốt hơn giúp giải quyết các vấn đề lớn từ sớm ngay trong quá trình lập kế hoạch dự án

Lựa chọn phương pháp tiếp cận của bạn

Cho dù bạn áp dụng phương pháp Agile Learning nào, thì mỗi phương pháp đều có những lợi ích và hạn chế riêng tùy thuộc vào nhóm của bạn, nhu cầu đào tạo và văn hóa tổ chức.

Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu sâu hơn về từng phương pháp để quyết định phương pháp nào phù hợp nhất với bạn. Và nếu không thành công? Đừng nản lòng. Agile Learning có thể mang lại lợi ích cho tất cả các nhóm đào tạo. Bạn chỉ cần tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bạn và nhóm của bạn.

Nguồn: https://cognota.com/

Bài viết liên quan:

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *