Dẫn dắt tổ chức vượt qua thời điểm bất định
Trong sự nghiệp của mình, tôi được giao nhiệm vụ quản lý nhóm từ rất sớm và ngay lập tức tôi phát hiện ra rằng khả năng lãnh đạo trong những thời điểm bất định đòi hỏi sự kết hợp đặc biệt giữa các khả năng, bao gồm cả tính linh hoạt và sự kiên trì.
Trải nghiệm dẫn dắt tổ chức vượt qua thời kỳ tái cơ cấu
Một trải nghiệm đặc biệt hiện lên trong đầu tôi là về cuộc tái cơ cấu quan trọng mà tổ chức của tôi đã trải qua. Các vai trò và nhiệm vụ trong nhóm của chúng tôi bị gián đoạn nghiêm trọng, nhiều thành viên trong nhóm cảm thấy lo lắng và không chắc chắn về tương lai của mình.
Tôi đã cộng tác sâu với bộ phận Nhân sự và Văn hóa (People and Culture) của công ty để đảm bảo rằng những thay đổi được truyền tải một cách dễ hiểu, ngắn gọn và chu đáo. Tôi cũng tổ chức các cuộc họp nhóm thường xuyên để giải đáp mọi thắc mắc, lo lắng, cũng như đưa ra sự hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời nhằm giúp các thành viên trong nhóm thích ứng với sự thay đổi.
Trải nghiệm này giúp tôi đánh giá một cách sâu sắc vai trò quan trọng của sự đồng cảm và lắng nghe cẩn thận đối với khả năng lãnh đạo xuất sắc. Tôi chủ động tạo ra một bầu không khí thân thiện và gần gũi, nơi các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng cũng như những lo lắng của mình trong khi chúng tôi cùng nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Nhờ có đường dây giao tiếp cởi mở, tôi có thể hiểu đầy đủ về nhu cầu và quan điểm của họ, từ đó cung cấp cho họ sự hỗ trợ cần thiết để thành công trong vai trò của mình.
Tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của sự linh hoạt và nhanh nhẹn để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Rõ ràng khả năng thay đổi định hướng nhanh chóng là rất cần thiết. Khi đối mặt với những trở ngại không lường trước được, tôi và nhóm của mình có thể nhanh chóng điều chỉnh ý tưởng và phương pháp bằng cách tuân thủ nguyên tắc linh hoạt. Khả năng thích ứng này giúp chúng tôi không chỉ vượt qua những trở ngại mà còn tận dụng được những cơ hội mới xuất hiện.
Có rất nhiều thử thách trong suốt chặng đường, nhưng với sự kiên trì và tinh thần đồng đội, nhóm của tôi đã vượt qua trải nghiệm lần này để trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Chúng tôi đã nghĩ ra những cách thức sáng tạo để khuyến khích và hỗ trợ lẫn nhau trong các tình huống khó khăn.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, tôi hiểu tầm quan trọng của việc duy trì tư duy tích cực và thúc đẩy nhóm của mình đạt được mục tiêu chung. Chúng tôi có thể duy trì sự tập trung khi phải đối mặt với khó khăn bằng cách liên tục nhắc lại mục tiêu chung.
Sự cần thiết của phong cách lãnh đạo thích ứng
Các nhà lãnh đạo trong tổ chức ngày nay phải đối mặt với mức độ bất định chưa từng có khi họ điều hành một thế giới phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Thiên tai, chính biến, toàn cầu hóa, phát triển công nghệ và khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đều làm gia tăng sự bất ổn và mơ hồ ngày càng tăng của môi trường bên ngoài. Để giải quyết những trở ngại này một cách hiệu quả, các nhà lãnh đạo phải tiếp cận một cách chủ động, cũng như ưu tiên khả năng thích ứng, tính bền vững và học hỏi liên tục.
Các nhà lãnh đạo thích ứng biết rằng việc quản lý những điều cực kỳ khó dự đoán đòi hỏi nhiều hơn những gì năng lực lãnh đạo truyền thống có thể mang lại, dựa trên sự kiểm soát theo thứ bậc và các thủ tục thông thường. Thay vào đó, họ áp dụng các chiến lược linh hoạt, khẩn cấp và cách thức ra quyết định phi tập trung, thích ứng với hoàn cảnh. Những nhà lãnh đạo này thúc đẩy rất nhiều phẩm chất như khả năng thích ứng, tư duy cởi mở và giao tiếp tốt để phát triển đội ngũ nhân viên kiên cường và linh hoạt.
Bằng cách sử dụng những chiến lược này, các nhà lãnh đạo có thể thành công quản lý sự mơ hồ, tận dụng các cơ hội mới và hướng dẫn nhóm của mình đạt được thành tựu.
Đặc điểm của lãnh đạo thích ứng
Sau đây là danh sách những đặc điểm và kỹ năng thiết yếu mà các nhà lãnh đạo thích ứng phải có, mà tôi đã đúc rút qua công việc của mình với tư cách là giáo sư và nhà nghiên cứu:
- Thoải mái với sự mơ hồ: Mặc dù phải làm việc với thông tin mâu thuẫn hoặc không đầy đủ, các nhà lãnh đạo thích ứng vẫn duy trì sự bình tĩnh và sự chú ý của mình. Họ hạn chế việc đưa ra kết luận quá nhanh và từ chối việc làm đơn giản hóa quá mức thực tế phức tạp.
- Tư duy hệ thống: Các nhà lãnh đạo thích ứng tìm thấy các kết nối và tận dụng các điểm đòn bẩy cho sự thay đổi trong doanh nghiệp của họ và môi trường xung quanh bằng cách xem xét các vấn đề từ góc độ rộng hơn. Điều này giúp họ có khả năng thực hiện các “chẩn đoán” và “điều trị” phức tạp.
- Cởi mở với những thử nghiệm: Thay vì tuân theo các kế hoạch đã định sẵn đến từng chi tiết, các nhà lãnh đạo thích ứng tạo ra những thử nghiệm nhỏ để xác nhận các lý thuyết và khám phá các giải pháp thay thế. Điều này tạo điều kiện cho việc học hỏi dựa trên bằng chứng.
- Sự tham gia hợp tác của các bên liên quan: Tận dụng quan điểm đa dạng và trí tuệ chung của nhóm là cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp. Các giám đốc điều hành theo phong cách thích ứng khuyến khích các quy trình hợp tác dựa trên tri thức từ toàn bộ công ty và mạng lưới của nó.
- Tư duy hướng về phía trước: Tư duy hướng về phía trước cho phép các nhà lãnh đạo thấy trước những khó khăn và ngăn chặn những thảm họa trong tương lai bằng cách để mắt đến những dấu hiệu sớm của sự thay đổi. Khi nhìn về tương lai, các nhà lãnh đạo thích ứng sẽ có lập trường chủ động.
Phát triển khả năng phục hồi của tổ chức
Các lãnh đạo thích ứng không chỉ phải có khả năng thích ứng mà còn phải giúp tổ chức của họ trở nên bền bỉ hơn, để sẵn sàng đối mặt và vượt qua những trở ngại, thảm họa. Tôi đã phát triển một số chiến lược để tăng cường khả năng phục hồi, bao gồm:
- Dự phòng: Chúng ta có thể tăng cường khả năng chống chọi với sự gián đoạn thông qua việc trang bị những thiết bị dự phòng, nhà cung cấp thay thế, nhân viên được đào tạo chéo và năng lực vượt trội. Hiệu quả và sự sẵn sàng được cân bằng bởi khả năng kiểm soát những giải pháp dự phòng.
- Tính đa dạng: Các tổ chức có sự đa dạng được trang bị nhiều công cụ hơn. Khả năng quản lý những điều không chắc chắn có thể thực hiện được nhờ sự đa dạng về nguồn lực con người, bối cảnh, phương pháp và mối liên kết bên ngoài.
- Kết nối lỏng lẻo: Khi một phần của hệ thống bị lỗi, các đơn vị tổ chức có phần độc lập với nhau, sẽ cho phép ngăn chặn lỗi dễ dàng hơn. Sự độc lập và phối hợp được cân bằng nhờ chính các kết nối lỏng lẻo hơn.
- Văn hóa học tập: Các tổ chức tập hợp kiến thức để cải thiện kế hoạch và hoạt động vận hành bằng cách thường xuyên phản tư về những thành tựu và sai lầm của mình. Hơn nữa, văn hóa học tập thúc đẩy sự an toàn về tâm lý và việc trao quyền.
- Chấp nhận thất bại: Việc học hỏi dựa trên bằng chứng được thực hiện thông qua các thử nghiệm nhỏ, mang tính “thất bại an toàn”. Các tổ chức chấp nhận khả năng thất bại có xu hướng tiếp cận việc quản lý rủi ro một cách tích cực hơn.
Con đường phía trước
Ban lãnh đạo trong tổ chức phải thích nghi và từ bỏ các chiến thuật mệnh lệnh và kiểm soát thông thường để phát triển trong thời kỳ thay đổi nhanh chóng. Các nhà lãnh đạo có thể lèo lái công ty của mình hướng tới thành công bằng cách phát triển những nhân tài năng động, coi trọng khả năng thích ứng, khả năng phục hồi và học hỏi liên tục. Điều này đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phi tập trung, phù hợp với từng hoàn cảnh, cũng như phát triển các quan điểm và năng lực mới.
Cuối cùng, phong cách lãnh đạo tổ chức hiện đại tức là tạo ra một cơ cấu giúp mọi người trong tổ chức hiểu được sự phức tạp, thích ứng nhanh chóng và học hỏi từ những sai lầm. Các tổ chức có thể biến sự không chắc chắn thành cơ hội đổi mới và thành công bằng cách áp dụng khả năng lãnh đạo linh hoạt hơn vào thực tế.
Nguồn: https://www.forbes.com/
Bài viết liên quan: